Dịch vụ logistics và vấn đề đào tạo nhân lực logistics ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tư vấn nghề nghiệp' bắt đầu bởi Admin, 6/3/18.

  1. Admin

    Admin Administrator Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    2/4/16
    Bài gửi:
    322
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển ngành logistics. Thời gian qua, mặc dù đã đạt được những thành quả quan trọng nhưng ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này.

    NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LOGISTICS Ở VIỆT NAM

    Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ 15-16%/năm, xếp hạng 64/160 nước trên thế giới (năm 2016), đứng thứ 4 trong các nước ASEAN (sau Singapore, Malaysia và Thái Lan), đóng góp 4-5% tổng GDP cả nước.

    [​IMG]
    Ngành dịch vụ logistics Việt Nam đang phát triển mạnh, với tốc độ 15 -16%/năm. Trong ảnh: Bốc xếp hàng hóa tại cảng quốc tế TCTT (huyện Tân Thành). Ảnh: THÀNH HUY
    Tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 diễn ra ngày 15-12-2017 tại Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra những bất cập, hạn chế của logistics Việt Nam. Cụ thể, nước ta có khoảng 3.000 DN logistics, nhưng chủ yếu là các DN vừa và nhỏ (80% DN thành lập có vốn điều lệ dưới 1,5 tỷ đồng). Các DN logistics Việt Nam chỉ chiếm 25% thị phần, còn lại do khoảng 30 DN nước ngoài chiếm giữ. Đáng chú ý, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì DN Việt Nam mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Mặt khác, cơ sở hạ tầng (cảng biển, cảng hàng không, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt) cho hoạt động logistics còn nghèo nàn và thiếu đồng bộ. Chi phí logistics ở Việt Nam còn ở mức cao, tương đương 20,8% GDP (41,26 tỷ USD, năm 2016), trong khi ở các nước phát triển chỉ từ 9-14% GDP. Bên cạnh đó, nước ta đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực cho ngành logistics, khi có tới 80,26% lao động trong các DN logistics chỉ được đào tạo qua công việc…

    Để phát triển ngành logistics, ngày 14-2-2017, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Theo đó, Chính phủ khẳng định, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong việc tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%, tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%, chi phí logistics giảm xuống còn 16%-20% GDP.

    Để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, Chính phủ xác định trong thời gian tới, cần hoàn thiện chính sách, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics, tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics, đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với các nước láng giềng.

    ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CHO NGÀNH LOGISTICS

    Tính đến cuối năm 2017, cả nước có 22 trường cao đẳng và trung cấp có đào tạo ngành logistics, hàng năm cung cấp khoảng 2.000 lao động kỹ thuật, chủ yếu là công nhân đóng bao bì, lái xe cẩu, xe nâng; khoảng 10 trường ĐH đào tạo về logistics nhưng chương trình và chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập.

    Dự kiến, đến năm 2025, nước ta cần khoảng 20.000 lao động cho ngành dịch vụ logistics. Đây là thách thức không nhỏ cho việc cung ứng lao động có kỹ năng và trình độ quản lý của ngành. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đặc biệt là đối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và khu vực Đông Nam bộ, nơi có thế mạnh về cảng biển để phát triển dịch vụ logistics, từ năm 2014, Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu đã đào tạo ngành logistics và coi đây là một trong những ngành đào tạo trọng điểm trong chiến lược phát triển của nhà trường.

    Để bắt kịp xu thế thời đại trong đào tạo logistics, nhà trường tập trung vào các giải pháp: Phối hợp với Hiệp hội và Viện logistics Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng chương trình đào tạo hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo kỹ năng tổ chức và quản trị chuỗi cung ứng logicstics trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các DN. Phát triển đào tạo logistics điện tử (e-logistics). Chú trọng đào tạo logistics hướng đến dịch vụ trọn gói để phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới. Đẩy mạnh hợp tác với các DN logistics trong khu vực để đưa sinh viên đi thực hành, tiếp cận thực tế, nâng cao chất lượng đào tạo...

    TS. PHÙNG ĐỨC VINH
    (Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu)
     

Đối tác của BARIAVUNGTAUWORKS.COM